title
stringlengths
39
132
prompt
stringlengths
100
1.03k
response
stringlengths
419
7.75k
messages
listlengths
3
3
Trong công ty đại chúng ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị như thế nào?
Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như thế nào? Thành phần và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như thế nào? Nhờ anh/chị tư vấn!
1. Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như thế nào? Căn cứ quy định tại Điều 25 Mục VII Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 116/2020/TT-BTC ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như sau: 1. Trường hợp đã xác định được ứng cử viên Hội đồng quản trị, Công ty phải công bố thông tin liên quan đến các ứng cử viên tối thiểu 10 ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông trên trang thông tin điện tử của Công ty để cổ đông có thể tìm hiểu về các ứng cử viên này trước khi bỏ phiếu. Ứng cử viên Hội đồng quản trị phải có cam kết bằng văn bản về tính trung thực, chính xác của các thông tin cá nhân được công bố và phải cam kết thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực, cẩn trọng và vì lợi ích cao nhất của Công ty nếu được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị. Thông tin liên quan đến ứng cử viên Hội đồng quản trị được công bố bao gồm: a) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh; b) Trình độ chuyên môn; c) Quá trình công tác; d) Các chức danh quản lý khác (bao gồm cả chức danh Hội đồng quản trị của công ty khác); đ) Lợi ích có liên quan tới Công ty và các bên có liên quan của Công ty; e) Các thông tin khác (nếu có) theo quy định tại Điều lệ công ty; g) Công ty đại chúng phải có trách nhiệm công bố thông tin về các công ty mà ứng cử viên đang nắm giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị, các chức danh quản lý khác và các lợi ích có liên quan tới công ty của ứng cử viên Hội đồng quản trị (nếu có). 2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử ứng cử viên Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. 3. Trường hợp số lượng ứng cử viên Hội đồng quản trị thông qua đề cử và ứng cử vẫn không đủ số lượng cần thiết theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật Doanh nghiệp, Hội đồng quản trị đương nhiệm giới thiệu thêm ứng cử viên hoặc tổ chức đề cử theo quy định tại Điều lệ công ty, Quy chế nội bộ về quản trị công ty và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị. Việc Hội đồng quản trị đương nhiệm giới thiệu thêm ứng cử viên phải được công bố rõ ràng trước khi Đại hội đồng cổ đông biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật. 4. Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 155 Luật doanh nghiệp và [Điều lệ công ty]. 2. Thành phần và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như thế nào? Căn cứ quy định tại Điều 26 Mục VII Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 116/2020/TT-BTC thành phần và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như sau: 1. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị là […..] người. 2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục. Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc, [trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác]. 3. Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị như sau: Cơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng phải đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành. Công ty hạn chế tối đa thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh điều hành của Công ty để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản trị. [Trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp], cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải đảm bảo ít nhất 1/5 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình nêu trên có ít hơn 05 người, Công ty phải đảm bảo có 01 thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. [Đối với công ty niêm yết] Tổng số thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải đảm bảo quy định sau: a) Có tối thiểu 01 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 03 đến 05 thành viên; b) Có tối thiểu 02 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 06 đến 08 thành viên; c) Có tối thiểu 03 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 09 đến 11 thành viên. 4. Thành viên Hội đồng quản trị không còn tư cách thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp bị Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế theo quy định tại Điều 160 Luật Doanh nghiệp. 5. Việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị phải được công bố thông tin theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. 6. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của Công ty [trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác]. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Trong công ty đại chúng ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị như thế nào?", "role": "user" }, { "content": "1. Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như thế nào?\nCăn cứ quy định tại Điều 25 Mục VII Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 116/2020/TT-BTC ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như sau:\n\n1. Trường hợp đã xác định được ứng cử viên Hội đồng quản trị, Công ty phải công bố thông tin liên quan đến các ứng cử viên tối thiểu 10 ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông trên trang thông tin điện tử của Công ty để cổ đông có thể tìm hiểu về các ứng cử viên này trước khi bỏ phiếu. Ứng cử viên Hội đồng quản trị phải có cam kết bằng văn bản về tính trung thực, chính xác của các thông tin cá nhân được công bố và phải cam kết thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực, cẩn trọng và vì lợi ích cao nhất của Công ty nếu được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị. Thông tin liên quan đến ứng cử viên Hội đồng quản trị được công bố bao gồm:\na) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh;\nb) Trình độ chuyên môn;\nc) Quá trình công tác;\nd) Các chức danh quản lý khác (bao gồm cả chức danh Hội đồng quản trị của công ty khác);\nđ) Lợi ích có liên quan tới Công ty và các bên có liên quan của Công ty;\ne) Các thông tin khác (nếu có) theo quy định tại Điều lệ công ty;\ng) Công ty đại chúng phải có trách nhiệm công bố thông tin về các công ty mà ứng cử viên đang nắm giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị, các chức danh quản lý khác và các lợi ích có liên quan tới công ty của ứng cử viên Hội đồng quản trị (nếu có).\n2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử ứng cử viên Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.\n3. Trường hợp số lượng ứng cử viên Hội đồng quản trị thông qua đề cử và ứng cử vẫn không đủ số lượng cần thiết theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật Doanh nghiệp, Hội đồng quản trị đương nhiệm giới thiệu thêm ứng cử viên hoặc tổ chức đề cử theo quy định tại Điều lệ công ty, Quy chế nội bộ về quản trị công ty và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị. Việc Hội đồng quản trị đương nhiệm giới thiệu thêm ứng cử viên phải được công bố rõ ràng trước khi Đại hội đồng cổ đông biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật.\n4. Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 155 Luật doanh nghiệp và [Điều lệ công ty].\n\n2. Thành phần và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như thế nào?\nCăn cứ quy định tại Điều 26 Mục VII Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 116/2020/TT-BTC thành phần và nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị trong công ty đại chúng như sau:\n\n1. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị là […..] người.\n2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục. Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc, [trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác].\n3. Cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị như sau:\nCơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng phải đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành. Công ty hạn chế tối đa thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh điều hành của Công ty để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản trị.\n[Trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp], cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải đảm bảo ít nhất 1/5 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình nêu trên có ít hơn 05 người, Công ty phải đảm bảo có 01 thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.\n[Đối với công ty niêm yết] Tổng số thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải đảm bảo quy định sau:\na) Có tối thiểu 01 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 03 đến 05 thành viên;\nb) Có tối thiểu 02 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 06 đến 08 thành viên;\nc) Có tối thiểu 03 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 09 đến 11 thành viên.\n4. Thành viên Hội đồng quản trị không còn tư cách thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp bị Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế theo quy định tại Điều 160 Luật Doanh nghiệp.\n5. Việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị phải được công bố thông tin theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.\n6. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của Công ty [trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác].\n\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
Cho tôi hỏi theo quy định mới thì khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn! Thiện Thanh - thanh*****@gmail.com
Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định tại Điều 23 Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo đạc và bản đồ, (có hiệu lực 01/05/2019), theo đó:  1. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã ghi trong phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp để sử dụng vào mục đích khác. 2. Tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ nếu phát hiện sai sót, không phù hợp với thực tế, không tồn tại ở thực địa thì thông báo, cung cấp lại thông tin liên quan cho cơ quan, tổ chức cung cấp. 3. Cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận thông tin do tổ chức, cá nhân thông báo, cung cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này để có biện pháp xử lý, cập nhật kịp thời. 4. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ là tài sản công phải trả phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; sử dụng sản phẩm là xuất bản phẩm bản đồ phải trả chi phí theo quy định của pháp luật về giá, trừ sản phẩm xuất bản phẩm bản đồ do nhà nước đảm bảo kinh phí được phát không thu tiền theo quy định. 5. Bộ Tài chính quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ là tài sản công quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 39 của Luật Đo đạc và bản đồ; quy định về miễn, giảm phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật phí và lệ phí. Trên đây là tư vấn về khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 27/2019/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.   Chúc sức khỏe và thành công!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ", "role": "user" }, { "content": "Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định tại Điều 23 Nghị định 27/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đo đạc và bản đồ, (có hiệu lực 01/05/2019), theo đó: \n1. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã ghi trong phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp để sử dụng vào mục đích khác.\n2. Tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ nếu phát hiện sai sót, không phù hợp với thực tế, không tồn tại ở thực địa thì thông báo, cung cấp lại thông tin liên quan cho cơ quan, tổ chức cung cấp.\n3. Cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận thông tin do tổ chức, cá nhân thông báo, cung cấp lại theo quy định tại khoản 2 Điều này để có biện pháp xử lý, cập nhật kịp thời.\n4. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ là tài sản công phải trả phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; sử dụng sản phẩm là xuất bản phẩm bản đồ phải trả chi phí theo quy định của pháp luật về giá, trừ sản phẩm xuất bản phẩm bản đồ do nhà nước đảm bảo kinh phí được phát không thu tiền theo quy định.\n5. Bộ Tài chính quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ là tài sản công quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 39 của Luật Đo đạc và bản đồ; quy định về miễn, giảm phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật phí và lệ phí.\nTrên đây là tư vấn về khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 27/2019/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  \nChúc sức khỏe và thành công!", "role": "assistant" } ]
Tổ chức nào thì được đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế?
Xin được hỏi, tổ chức nào được đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế vậy ạ? Mong được hỗ trợ  theo quy định mới nhất.
Theo Khoản 1 Điều 25 Nghị định 98/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về điều kiện của tổ chức được đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế, trong đó: Tổ chức được đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế bao gồm: - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Việt Nam là chủ sở hữu trang thiết bị y tế; - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Việt Nam được ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế; - Văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà thương nhân đó là chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc được ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Tổ chức nào thì được đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế?", "role": "user" }, { "content": "Theo Khoản 1 Điều 25 Nghị định 98/2021/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về điều kiện của tổ chức được đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế, trong đó:\nTổ chức được đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế bao gồm:\n- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Việt Nam là chủ sở hữu trang thiết bị y tế;\n- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Việt Nam được ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế;\n- Văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà thương nhân đó là chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc được ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Lương đi làm ngày Lễ Quốc khánh 2/9 của người lao động được tính như thế nào?
Cho tôi hỏi Lương đi làm ngày Lễ Quốc khánh 2/9 được tính như thế nào? (Câu hỏi của chị Thanh - Đồng Nai)
Lương đi làm ngày Lễ Quốc khánh 2/9 của người lao động được tính như thế nào?Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Ngoài ra theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ, tết như sau:Nghỉ lễ, tết1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:.......d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);.....Như vậy, thông qua các quy định trên, ngày Lễ Quốc khánh 2/9 là một trong các ngày lễ mà người lao động được nghỉ việc và hưởng nguyên lương. Lương đi làm ngày Lễ Quốc khánh 2/9 của người lao động được tính như sau:(1) Làm việc vào ban ngày:Lương của người lao động ít nhất = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làmLưu ý: chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.(2) Làm việc vào ban đêm:Lương của người lao động được trả thêm ít nhất = 30% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.(3) Làm thêm giờ vào ban đêm:Ngoài việc trả lương theo như (1) và (2), người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết.Lương đi làm ngày Lễ Quốc khánh 2/9 của người lao động được tính như thế nào? (Hình từ Internet)Lễ Quốc khánh 2/9 người lao động được nghỉ mấy ngày?Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ, tết như sau:Nghỉ lễ, tết1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:.......d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);.....Theo đó, ngày Lễ Quốc khánh người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày bao gồm ngày 2/9 và 01 ngày liền trước hoặc sau ngày lễ. Tuy nhiên, Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2023 nhằm vào thứ 7 nên, lịch nghỉ lễ của người lao động được được xác định như sau:Trường hợp: Người lao động không làm việc vào thứ 07- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày trước ngày lễ thì người lao động được nghỉ ngày 1/9, nghỉ ngày Chủ nhật hàng tuần (3/9) nghỉ bù thêm 01 ngày vào thứ 2 tuần liền kề (4/9). Tức là người lao động được nghỉ từ ngày 1/9 đến 4/9.- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày sau ngày lễ thì người lao động được nghỉ ngày Chủ nhật (3/9), và nghỉ bù 02 ngày vào ngày thứ 2 và thứ 3 tuần luần kề. Tức là người lao động được nghỉ từ ngày 2/9 đến 5/9.Trường hợp: Người lao động làm việc vào thứ 07- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày trước ngày lễ thì người lao động được nghỉ ngày 1/9 và ngày Chủ nhật hàng tuần. Tức là người lao động được nghỉ từ ngày 1/9 đến 3/9.- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày sau ngày lễ thì người lao động đươch nghỉ ngày chủ nhật (3/9) và nghỉ bù thêm 01 ngày vào ngày thứ 2 tuần luần kề (4/9). Tức là người lao động được nghỉ từ ngày 2/9 đến 4/9.Lễ Quốc khánh 2/9 người lao động có được thưởng hay không?Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:Thưởng1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng hình thức khác mà công công ty thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động và quy chế thưởng sẽ do công ty quyết định và được công bố công khai.Do vậy, thưởng Lễ Quốc khánh 2/9 đối với người lao động sẽ tùy thuộc vào quy chế thưởng của công ty đã công bố. Người lao động nên xem Quy chế thưởng để biết thông tin chính xác.Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Lương đi làm ngày Lễ Quốc khánh 2/9 của người lao động được tính như thế nào?", "role": "user" }, { "content": "Lương đi làm ngày Lễ Quốc khánh 2/9 của người lao động được tính như thế nào?Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.Ngoài ra theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ, tết như sau:Nghỉ lễ, tết1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:.......d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);.....Như vậy, thông qua các quy định trên, ngày Lễ Quốc khánh 2/9 là một trong các ngày lễ mà người lao động được nghỉ việc và hưởng nguyên lương. Lương đi làm ngày Lễ Quốc khánh 2/9 của người lao động được tính như sau:(1) Làm việc vào ban ngày:Lương của người lao động ít nhất = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làmLưu ý: chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.(2) Làm việc vào ban đêm:Lương của người lao động được trả thêm ít nhất = 30% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.(3) Làm thêm giờ vào ban đêm:Ngoài việc trả lương theo như (1) và (2), người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết.Lương đi làm ngày Lễ Quốc khánh 2/9 của người lao động được tính như thế nào? (Hình từ Internet)Lễ Quốc khánh 2/9 người lao động được nghỉ mấy ngày?Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ, tết như sau:Nghỉ lễ, tết1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:.......d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);.....Theo đó, ngày Lễ Quốc khánh người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày bao gồm ngày 2/9 và 01 ngày liền trước hoặc sau ngày lễ. Tuy nhiên, Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2023 nhằm vào thứ 7 nên, lịch nghỉ lễ của người lao động được được xác định như sau:Trường hợp: Người lao động không làm việc vào thứ 07- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày trước ngày lễ thì người lao động được nghỉ ngày 1/9, nghỉ ngày Chủ nhật hàng tuần (3/9) nghỉ bù thêm 01 ngày vào thứ 2 tuần liền kề (4/9). Tức là người lao động được nghỉ từ ngày 1/9 đến 4/9.- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày sau ngày lễ thì người lao động được nghỉ ngày Chủ nhật (3/9), và nghỉ bù 02 ngày vào ngày thứ 2 và thứ 3 tuần luần kề. Tức là người lao động được nghỉ từ ngày 2/9 đến 5/9.Trường hợp: Người lao động làm việc vào thứ 07- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày trước ngày lễ thì người lao động được nghỉ ngày 1/9 và ngày Chủ nhật hàng tuần. Tức là người lao động được nghỉ từ ngày 1/9 đến 3/9.- Nghỉ ngày 2/9 và 01 ngày sau ngày lễ thì người lao động đươch nghỉ ngày chủ nhật (3/9) và nghỉ bù thêm 01 ngày vào ngày thứ 2 tuần luần kề (4/9). Tức là người lao động được nghỉ từ ngày 2/9 đến 4/9.Lễ Quốc khánh 2/9 người lao động có được thưởng hay không?Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:Thưởng1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng hình thức khác mà công công ty thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động và quy chế thưởng sẽ do công ty quyết định và được công bố công khai.Do vậy, thưởng Lễ Quốc khánh 2/9 đối với người lao động sẽ tùy thuộc vào quy chế thưởng của công ty đã công bố. Người lao động nên xem Quy chế thưởng để biết thông tin chính xác.Trân trọng!", "role": "assistant" } ]
Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh không báo bị xử lý thế nào?
Theo quy định thì hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên thì phải thông báo. Vậy cho hỏi trường hợp vi phạm thì xử lý thế nào?
Khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Theo Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký. Và buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối trường hợp ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Bên cạnh đó Điểm b Khoản 1 Điều 93 Nghị 01 này cũng có quy định: Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế. Như vậy, tùy trường hợp vi phạm mà hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt, xử lý như các quy định nêu trên. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh không báo bị xử lý thế nào?", "role": "user" }, { "content": "Khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.\nTheo Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì:\nCảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký.\nVà buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.\nHoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối trường hợp ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.\nBên cạnh đó Điểm b Khoản 1 Điều 93 Nghị 01 này cũng có quy định:\nHộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế.\nNhư vậy, tùy trường hợp vi phạm mà hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt, xử lý như các quy định nêu trên.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Có phải cởi đồ khi khám nghĩa vụ quân sự hay không?
Dạ, em đã nhận được lệnh gọi đi khám nghĩa vụ của Ban chỉ huy sự gửi về nhà. Em có một thắc mắc là không biết em có phải cởi áo quần khi khám không ạ?
Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, trong đó: Nội dung khám sức khỏe: - Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác; - Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy; - Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này. Hơn nữa, tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, trong đó khám các bệnh ngoại khoa, ví dụ như bệnh trĩ: Số 84: Trĩ. - Cách khám: Khám từng người một ở nơi đủ ánh sáng, người được khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh. - Phân loại: Lấy đường lược của hậu môn làm chuẩn (cơ thắt hậu môn): + Nếu búi trĩ ở trong cơ thắt là trĩ nội. + Nếu búi trĩ ở ngoài cơ thắt là trĩ ngoại. + Nếu búi trĩ ở đường lược là trĩ hỗn hợp. - Triệu chứng: ỉa ra máu tươi (có thể rỏ từng giọt sau khi đại tiện chùi mới thấy máu tươi); .... Như vậy, đối với một số bệnh khi kiểm tra sức khỏe buộc công dân phải cởi đồ để bác sĩ có thể khám chi tiết và xác định chính xác tình trạng bệnh. Do đó, trong quá trình khám nghĩa vụ quân sự thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu anh cởi đồ để kiểm tra. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Có phải cởi đồ khi khám nghĩa vụ quân sự hay không?", "role": "user" }, { "content": "Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, trong đó:\nNội dung khám sức khỏe:\n- Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;\n- Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;\n- Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.\nHơn nữa, tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, trong đó khám các bệnh ngoại khoa, ví dụ như bệnh trĩ:\nSố 84: Trĩ.\n- Cách khám: Khám từng người một ở nơi đủ ánh sáng, người được khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh.\n- Phân loại: Lấy đường lược của hậu môn làm chuẩn (cơ thắt hậu môn):\n+ Nếu búi trĩ ở trong cơ thắt là trĩ nội.\n+ Nếu búi trĩ ở ngoài cơ thắt là trĩ ngoại.\n+ Nếu búi trĩ ở đường lược là trĩ hỗn hợp.\n- Triệu chứng: ỉa ra máu tươi (có thể rỏ từng giọt sau khi đại tiện chùi mới thấy máu tươi);\n....\nNhư vậy, đối với một số bệnh khi kiểm tra sức khỏe buộc công dân phải cởi đồ để bác sĩ có thể khám chi tiết và xác định chính xác tình trạng bệnh. Do đó, trong quá trình khám nghĩa vụ quân sự thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu anh cởi đồ để kiểm tra.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá mất bao lâu?
Học khóa đào tạo nghề đấu giá mất bao lâu? Phải tập sự hành nghề đấu giá bao lâu mới được kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá? Xin cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá ở đâu? Xin chào ban biên tập, em mới ra trường và đang làm việc tại một tổ chức hành nghề đấu giá, em có dự định sẽ học lấy Chứng chỉ hành nghề đấu giá, trước mắt sẽ tham gia khóa đào tạo nghề. Cho em hỏi đối với khóa đào tạo nghề đấu giá này thì thời gian học là bao lâu? Học xong phải tập sự hành nghề đấu giá thì phải tập sự bao lâu mới kiểm tra kết quả tập sự được? Xin được giải đáp.
1. Học khóa đào tạo nghề đấu giá mất bao lâu? Căn cứ Điều 12 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định đào tạo nghề đấu giá như sau: 1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Luật này, có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá. 2. Thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Người hoàn thành khóa đào tạo nghề đấu giá được cơ sở đào tạo nghề đấu giá cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá. Như vậy, bạn phải đạt các điều kiện mới đợc tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá, thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá. 2. Phải tập sự hành nghề đấu giá bao lâu mới được kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá? Theo Điều 13 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định tập sự hành nghề đấu giá như sau: 1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá và người được miễn đào tạo nghề đấu giá được tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức đấu giá tài sản. 2. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá là 06 tháng. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá được tính từ ngày tổ chức đấu giá tài sản thông báo danh sách người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở. 3. Tổ chức đấu giá tài sản phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá. Đấu giá viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn, giám sát và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện. Người tập sự hành nghề đấu giá được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến đấu giá tài sản do đấu giá viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước đấu giá viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự hành nghề đấu giá không được điều hành cuộc đấu giá. 4. Người hoàn thành thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá. Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá bao gồm kỹ năng hành nghề đấu giá, pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật có liên quan, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên. 5. Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá do Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá thực hiện. Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; thành phần Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và một số đấu giá viên là thành viên. Theo đó, sau khi bạn có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá sẽ phải tập sự hành nghề tại một tổ chức đấu giá tài sản trong thời gian 6 tháng, sau khi hoàn thành tập sự hành nghề mới được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá. 3. Xin cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá ở đâu? Theo Điều 14 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá như sau: 1. Người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 của Luật này gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá đến Bộ Tư pháp và nộp phí theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm: a) Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá; b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng; c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá; d) Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; đ) Phiếu lý lịch tư pháp; e) Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm. 2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật. 3. Người có Chứng chỉ hành nghề đấu giá được Sở Tư pháp cấp Thẻ đấu giá viên theo đề nghị của tổ chức đấu giá tài sản nơi người đó hành nghề. Thẻ đấu giá viên bị thu hồi khi người đó bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại Điều 16 của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên. Như vậy, anh/chị muốn cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá phải gửi hồ sơ xin cấp đến Bộ Tư pháp theo quy định trên. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá mất bao lâu?", "role": "user" }, { "content": "1. Học khóa đào tạo nghề đấu giá mất bao lâu?\nCăn cứ Điều 12 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định đào tạo nghề đấu giá như sau:\n\n1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Luật này, có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá.\n2. Thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Người hoàn thành khóa đào tạo nghề đấu giá được cơ sở đào tạo nghề đấu giá cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.\n\nNhư vậy, bạn phải đạt các điều kiện mới đợc tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá, thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.\n2. Phải tập sự hành nghề đấu giá bao lâu mới được kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá?\nTheo Điều 13 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định tập sự hành nghề đấu giá như sau:\n\n1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá và người được miễn đào tạo nghề đấu giá được tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức đấu giá tài sản.\n2. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá là 06 tháng. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá được tính từ ngày tổ chức đấu giá tài sản thông báo danh sách người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở.\n3. Tổ chức đấu giá tài sản phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá. Đấu giá viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn, giám sát và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện.\nNgười tập sự hành nghề đấu giá được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến đấu giá tài sản do đấu giá viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước đấu giá viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự hành nghề đấu giá không được điều hành cuộc đấu giá.\n4. Người hoàn thành thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.\nNội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá bao gồm kỹ năng hành nghề đấu giá, pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật có liên quan, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên.\n5. Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá do Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá thực hiện. Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; thành phần Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và một số đấu giá viên là thành viên.\n\nTheo đó, sau khi bạn có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá sẽ phải tập sự hành nghề tại một tổ chức đấu giá tài sản trong thời gian 6 tháng, sau khi hoàn thành tập sự hành nghề mới được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.\n3. Xin cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá ở đâu?\nTheo Điều 14 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá như sau:\n\n1. Người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 của Luật này gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá đến Bộ Tư pháp và nộp phí theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm:\na) Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;\nb) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;\nc) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá;\nd) Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;\nđ) Phiếu lý lịch tư pháp;\ne) Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.\n2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.\n3. Người có Chứng chỉ hành nghề đấu giá được Sở Tư pháp cấp Thẻ đấu giá viên theo đề nghị của tổ chức đấu giá tài sản nơi người đó hành nghề. Thẻ đấu giá viên bị thu hồi khi người đó bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại Điều 16 của Luật này.\nChính phủ quy định chi tiết việc cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên.\n\nNhư vậy, anh/chị muốn cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá phải gửi hồ sơ xin cấp đến Bộ Tư pháp theo quy định trên.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Trong phim quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định như thế nào?
Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong phim được quy định như thế nào? Cấp Giấy phép phân loại phim như thế nào? Mong anh chị tư vấn theo quy định mới nhất. Tôi cảm ơn.
Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong phim được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 26 Luật Điện ảnh 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong phim như sau: Việc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong phim được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan. Cấp Giấy phép phân loại phim như thế nào? Tại Điều 27 Luật Điện ảnh 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định cấp Giấy phép phân loại phim, cụ thể như sau: 1. Thẩm quyền cấp Giấy phép phân loại phim được quy định như sau: a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép phân loại phim phổ biến trong rạp chiếu phim; tại địa điểm chiếu phim công cộng; trên không gian mạng trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật này; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam quy định tại Điều 24 của Luật này; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp Giấy phép phân loại phim khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2. Giấy phép phân loại phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp có giá trị trong toàn quốc. 3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim bao gồm: a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; b) Bản sao văn bản chứng minh quyền sở hữu phim hoặc quyền sử dụng phim hợp pháp; c) Bản phim hoàn chỉnh; d) Bản thuyết minh phim bằng tiếng Việt đối với phim nước ngoài. 4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép phân loại phim được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này; b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép phân loại phim theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp phim phải điều chỉnh nội dung hoặc hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản phim đã điều chỉnh nội dung, 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ thông tin, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Trong phim quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định như thế nào?", "role": "user" }, { "content": "Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong phim được quy định như thế nào?\nCăn cứ Điều 26 Luật Điện ảnh 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong phim như sau:\nViệc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong phim được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan.\nCấp Giấy phép phân loại phim như thế nào?\nTại Điều 27 Luật Điện ảnh 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định cấp Giấy phép phân loại phim, cụ thể như sau:\n1. Thẩm quyền cấp Giấy phép phân loại phim được quy định như sau:\na) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép phân loại phim phổ biến trong rạp chiếu phim; tại địa điểm chiếu phim công cộng; trên không gian mạng trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật này; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam quy định tại Điều 24 của Luật này;\nb) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp Giấy phép phân loại phim khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.\n2. Giấy phép phân loại phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp có giá trị trong toàn quốc.\n3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim bao gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép phân loại phim theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;\nb) Bản sao văn bản chứng minh quyền sở hữu phim hoặc quyền sử dụng phim hợp pháp;\nc) Bản phim hoàn chỉnh;\nd) Bản thuyết minh phim bằng tiếng Việt đối với phim nước ngoài.\n4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép phân loại phim được quy định như sau:\na) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép phân loại phim theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.\nTrường hợp phim phải điều chỉnh nội dung hoặc hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản phim đã điều chỉnh nội dung, 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ thông tin, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy phép.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Văn bản có trong báo cáo hoạt động thông tin tín dụng của công ty thông tin tín dụng
Theo thông tư mới của Ngân hàng nhà nước thì báo cáo hoạt động thông tin tín dụng của công ty thông tin tín dụng gồm các giấy tờ gì? Mong anh chị giải đáp.
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2019/TT-NHNN quy định các giấy tờ trong báo cáo hoạt động thông tin tín dụng của công ty thông tin tín dụng gửi đến Ngân hàng nhà nước, cụ thể như sau: - Báo cáo tài chính quý, năm theo quy định pháp luật; - Báo cáo tình hình hoạt động theo Mẫu số 06/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này; - Báo cáo đột xuất khi xảy ra sự cố lớn về tin học (như hỏng, trục trặc về phần mềm/phần cứng; hệ thống mạng bị tấn công khiến hệ thống không còn đáng tin cậy, hoạt động bất bình thường) theo Mẫu số 07/TTTD kèm theo Thông tư này; - Báo cáo theo Mẫu số 07/TTTD kèm theo Thông tư này khi có một trong những thay đổi sau: + Người quản lý; + Số lượng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết cung cấp thông tin tín dụng; + Thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cam kết; + Cơ sở hạ tầng thông tin. Trên đây là những văn bản có trong báo cáo hoạt động thông tin tín dụng của công ty thông tin tín dụng gửi đến Ngân hàng nhà nước. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Văn bản có trong báo cáo hoạt động thông tin tín dụng của công ty thông tin tín dụng", "role": "user" }, { "content": "Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2019/TT-NHNN quy định các giấy tờ trong báo cáo hoạt động thông tin tín dụng của công ty thông tin tín dụng gửi đến Ngân hàng nhà nước, cụ thể như sau:\n- Báo cáo tài chính quý, năm theo quy định pháp luật;\n- Báo cáo tình hình hoạt động theo Mẫu số 06/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Báo cáo đột xuất khi xảy ra sự cố lớn về tin học (như hỏng, trục trặc về phần mềm/phần cứng; hệ thống mạng bị tấn công khiến hệ thống không còn đáng tin cậy, hoạt động bất bình thường) theo Mẫu số 07/TTTD kèm theo Thông tư này;\n- Báo cáo theo Mẫu số 07/TTTD kèm theo Thông tư này khi có một trong những thay đổi sau:\n+ Người quản lý;\n+ Số lượng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết cung cấp thông tin tín dụng;\n+ Thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cam kết;\n+ Cơ sở hạ tầng thông tin.\nTrên đây là những văn bản có trong báo cáo hoạt động thông tin tín dụng của công ty thông tin tín dụng gửi đến Ngân hàng nhà nước.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Chuyển giao các họat động, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực
Về trình tự thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất quy định tại các Điều 127 và 129 Luật Đất đai năm 2003 có quy định người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện thủ tục trên thì được lựa chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, ngày 30/7/2012, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quyết định số 1593/QĐ-UBND về việc quy định thẩm quyền công chứng đối với hợp đồng, giao dịch trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang; đến ngày 24/8/2012, UBND huyện Hòn Đất có văn bản số 873/UBND-PTP có nội dung yêu cầu UBND các xã, thị trấn không thực hiện việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn huyện Hòn Đất. Trên địa bàn huyện có 14 xã, thị trấn, việc UBND huyện có văn bản chỉ đạo nêu trên có phải là văn bản trái quy định của pháp Luật Đất đai hay không; việc này có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người dân khi phải thực hiện việc công chứng các hợp đồng giao dịch do chi phí, đi lại... Xin chuyên mục tư vấn pháp luật giải đáp, trường hợp này người dân phải làm gì.
Luật Đất đai 2003 và Bộ luật Dân sự 2005 đều quy định các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất (trong đó có chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất) phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.   Trước đây, khi hoạt động công chứng chưa được xã hội hóa, số lượng tổ chức công chứng còn rất ít và tập trung nhiều ở các thành phố lớn nên để thuận tiện trong giao dịch dân sự, người dân có quyền lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định trên được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ Về công chứng, chứng thực.   Từ năm 2006, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ra đời đã đánh dấu giai đoạn phát triển mới của hoạt động công chứng cũng như có những thay đổi trong trình tự, thủ tục thực hiện các giao dịch dân sự. Cùng với Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, hai văn bản luật đã phân biệt rõ hai loại hoạt động công chứng và chứng thực. Theo đó, Công chứng là việc Công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; còn Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ bản chính, chứng thực chữ ký.   Như vậy, sau khi có sự phân định trên thì UBND cấp xã không còn thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch nữa. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ hành nghề công chứng đang trong giai đoạn hoàn thiện nên việc chuyển giao các hợp đồng, giao dịch sang tổ chức công chứng cần được từng bước thực hiện. Chính vì vậy, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và chỉ rõ: Để tạo điều kiện cho Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã tập trung thực hiện tốt công tác chứng thực bản sao, chữ ký theo đúng quy định của Nghị định 79/2007/NĐ-CP, đồng thời từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức, Ủy ban nhân cấp tỉnh cần thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng để quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.   Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp trên đây thì UBND cấp xã chỉ được chứng nhận hợp đồng, giao dịch nếu trên địa bàn đó chưa có tổ chức công chứng và nếu có yêu cầu của người tham gia giao dịch. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng giao nhiệm vụ cho UBND cấp tỉnh phát triển đội ngũ công chứng trên địa bàn, ban hành quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện ngay khi có đủ điều kiện. Hiện nay, trên cả nước mới chỉ có một số địa bàn tỉnh, thành phố về cơ bản đã hoàn thành việc chuyển giao này, như TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội. Ngoài ra, hầu hết các tỉnh, thành phố vẫn đang từng bước thực hiện chủ trương này. Việc chuyển giao có thể được thực hiện trong toàn tỉnh, thành phố hoặc cũng có thể thực hiện ở từng huyện, quận, thị trấn nếu nơi đó đã đã đáp ứng đủ điều kiện chuyển giao.   Trở lại với câu hỏi của bạn, việc UBND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 1593/QĐ-UBND về việc quy định thẩm quyền công chứng đối với hợp đồng, giao dịch trên địa bàn huyện Hòn Đất và việc UBND huyện Hòn Đất có văn bản 873/UBND-PTP yêu cầu UBND các xã, thị trấn không thực hiện việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn huyện (nhằm chỉ đạo thực hiện quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang) là đúng thẩm quyền và phù hợp với chủ trương xã hội hóa công chứng cũng như chỉ đạo của Bộ Tư pháp như đã nêu trên. Khi có quyết định chuyển giao trên, UBND tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Hòn Đất đã phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố như tình hình phát triển thực tế của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn huyện Hòn Đất và căn cứ vào tình hình thực hiện các hợp đồng, giao dịch của người dân…   Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Hòn Đất, người dân huyện Hòn Đất nên thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch tại các tổ chức công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Việc này không chỉ đảm bảo an toàn cho hợp đồng, giao dịch mà mình thực hiện, đảm bảo cho chính quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần vào sự phát triển của hoạt động công chứng và thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.   Nguồn: moj.gov.vn
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Chuyển giao các họat động, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực", "role": "user" }, { "content": "Luật Đất đai 2003 và Bộ luật Dân sự 2005 đều quy định các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất (trong đó có chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất) phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.\r\n \r\nTrước đây, khi hoạt động công chứng chưa được xã hội hóa, số lượng tổ chức công chứng còn rất ít và tập trung nhiều ở các thành phố lớn nên để thuận tiện trong giao dịch dân sự, người dân có quyền lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định trên được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ Về công chứng, chứng thực.\r\n \r\nTừ năm 2006, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ra đời đã đánh dấu giai đoạn phát triển mới của hoạt động công chứng cũng như có những thay đổi trong trình tự, thủ tục thực hiện các giao dịch dân sự. Cùng với Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, hai văn bản luật đã phân biệt rõ hai loại hoạt động công chứng và chứng thực. Theo đó, Công chứng là việc Công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; còn Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ bản chính, chứng thực chữ ký.\r\n \r\nNhư vậy, sau khi có sự phân định trên thì UBND cấp xã không còn thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch nữa. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ hành nghề công chứng đang trong giai đoạn hoàn thiện nên việc chuyển giao các hợp đồng, giao dịch sang tổ chức công chứng cần được từng bước thực hiện. Chính vì vậy, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 hướng dẫn Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và chỉ rõ: Để tạo điều kiện cho Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã tập trung thực hiện tốt công tác chứng thực bản sao, chữ ký theo đúng quy định của Nghị định 79/2007/NĐ-CP, đồng thời từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức, Ủy ban nhân cấp tỉnh cần thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng để quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.\r\n \r\nTheo hướng dẫn của Bộ Tư pháp trên đây thì UBND cấp xã chỉ được chứng nhận hợp đồng, giao dịch nếu trên địa bàn đó chưa có tổ chức công chứng và nếu có yêu cầu của người tham gia giao dịch. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng giao nhiệm vụ cho UBND cấp tỉnh phát triển đội ngũ công chứng trên địa bàn, ban hành quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện ngay khi có đủ điều kiện. Hiện nay, trên cả nước mới chỉ có một số địa bàn tỉnh, thành phố về cơ bản đã hoàn thành việc chuyển giao này, như TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội. Ngoài ra, hầu hết các tỉnh, thành phố vẫn đang từng bước thực hiện chủ trương này. Việc chuyển giao có thể được thực hiện trong toàn tỉnh, thành phố hoặc cũng có thể thực hiện ở từng huyện, quận, thị trấn nếu nơi đó đã đã đáp ứng đủ điều kiện chuyển giao.\r\n \r\nTrở lại với câu hỏi của bạn, việc UBND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định số 1593/QĐ-UBND về việc quy định thẩm quyền công chứng đối với hợp đồng, giao dịch trên địa bàn huyện Hòn Đất và việc UBND huyện Hòn Đất có văn bản 873/UBND-PTP yêu cầu UBND các xã, thị trấn không thực hiện việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn huyện (nhằm chỉ đạo thực hiện quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang) là đúng thẩm quyền và phù hợp với chủ trương xã hội hóa công chứng cũng như chỉ đạo của Bộ Tư pháp như đã nêu trên. Khi có quyết định chuyển giao trên, UBND tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Hòn Đất đã phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố như tình hình phát triển thực tế của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn huyện Hòn Đất và căn cứ vào tình hình thực hiện các hợp đồng, giao dịch của người dân…\r\n \r\nTrên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang và UBND huyện Hòn Đất, người dân huyện Hòn Đất nên thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch tại các tổ chức công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Việc này không chỉ đảm bảo an toàn cho hợp đồng, giao dịch mà mình thực hiện, đảm bảo cho chính quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần vào sự phát triển của hoạt động công chứng và thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.\r\n \r\nNguồn: moj.gov.vn", "role": "assistant" } ]
Đi xe máy chở vợ và con 10 tuổi có bị phạt không?
Mỗi buổi sáng, tôi chở vợ đi làm cùng với con trai 10 tuổi đi học. Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt vì chở quá số người quy định. Tôi có nói rằng luật cho phép chở 02 người nếu có người nhỏ hơn 14 tuổi. Nhưng CSGT lại giải thích rằng theo quy định của luật như vậy phải hiểu rằng chỉ được chở tối đa 02 người nhỏ hơn 14 tuổi, còn trên 14 tuổi thì chỉ được chở 1 người. Xin hỏi, CSGT giải thích như vậy có đúng không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.
Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về số người được chở tối đa đối với xe gắn máy như sau: - Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: + Chở người bệnh đi cấp cứu; + Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; + Trẻ em dưới 14 tuổi. Thực ra, đọc qua điều luật này ai cũng hiểu là: Bình thường thì được chở một người lớn, trừ trường hợp đặc biệt có thể chở thêm một người bệnh (ngồi không vững một mình) hoặc một người vi phạm pháp luật (có người khác cùng ngồi giữ cho khỏi tẩu thoát) hoặc một đứa trẻ dưới 14 tuổi (cho khỏi té đổ và quá tải). Chứ luật không phải cho phép chở tối đa chỉ hai trẻ em dưới 14 tuổi. Vì nếu cả hai trẻ đều dưới 14 tuổi thì càng nguy hiểm hơn. Do đó, bạn cần căn cứ vào nội dung trên để có thể bảo vệ quyền lợi của mìn, tránh bị xử phạt oan. Trên đây là nội dung tư vấn.
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Đi xe máy chở vợ và con 10 tuổi có bị phạt không?", "role": "user" }, { "content": "Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về số người được chở tối đa đối với xe gắn máy như sau:\n- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:\n+ Chở người bệnh đi cấp cứu;\n+ Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;\n+ Trẻ em dưới 14 tuổi.\nThực ra, đọc qua điều luật này ai cũng hiểu là: Bình thường thì được chở một người lớn, trừ trường hợp đặc biệt có thể chở thêm một người bệnh (ngồi không vững một mình) hoặc một người vi phạm pháp luật (có người khác cùng ngồi giữ cho khỏi tẩu thoát) hoặc một đứa trẻ dưới 14 tuổi (cho khỏi té đổ và quá tải).\nChứ luật không phải cho phép chở tối đa chỉ hai trẻ em dưới 14 tuổi. Vì nếu cả hai trẻ đều dưới 14 tuổi thì càng nguy hiểm hơn.\nDo đó, bạn cần căn cứ vào nội dung trên để có thể bảo vệ quyền lợi của mìn, tránh bị xử phạt oan.\nTrên đây là nội dung tư vấn.", "role": "assistant" } ]
Trình tự xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
Theo tôi được biết diện tích rừng của nước ta nhưng năm gần đây đang suy giảm đáng kể về diện tích. Nhà nước ta có nhiều chính sách quan tâm và phát triển rừng bền vững, anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì việc trình tự xây dựng phương án quản lý rừng bền vững được quy định như thế nào?
Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh. Tại Điều 10 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT trình tự xây dựng phương án quản lý rừng bền vững 1. Chủ rừng xây dựng kế hoạch, đề cương, dự toán xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. 2. Rà soát, đánh giá thông tin hồ sơ, tài liệu, bản đồ hiện có. 3. Điều tra, thu thập thông tin hồ sơ, tài liệu, bản đồ bổ sung. 4. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Trên đây là quy định về trình tự xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Trình tự xây dựng phương án quản lý rừng bền vững", "role": "user" }, { "content": "Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.\nTại Điều 10 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT trình tự xây dựng phương án quản lý rừng bền vững\n1. Chủ rừng xây dựng kế hoạch, đề cương, dự toán xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.\n2. Rà soát, đánh giá thông tin hồ sơ, tài liệu, bản đồ hiện có.\n3. Điều tra, thu thập thông tin hồ sơ, tài liệu, bản đồ bổ sung.\n4. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.\nTrên đây là quy định về trình tự xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Làm hư hỏng đồ của người khác bị phạt hành chính 3,5 triệu thì bao lâu được xóa tiền sự?
Làm hư hỏng đồ của người khác bị công an phạt hành chính 3,5 triệu thì bao lâu mới được xóa tiền sự?
Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. ... Như vậy đối với trường hợp vi phạm hành chính, bị quyết định xử phạt tiền thì kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt tiền 01 năm mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Cho nên trường hợp làm hư hỏng đồ, tài sản của người khác bị phạt hành chính 3,5 triệu đồng thì 01 năm sau khi đóng tiền phạt, không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính (không còn tiền sự). Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Làm hư hỏng đồ của người khác bị phạt hành chính 3,5 triệu thì bao lâu được xóa tiền sự?", "role": "user" }, { "content": "Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính:\nCá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.\n...\nNhư vậy đối với trường hợp vi phạm hành chính, bị quyết định xử phạt tiền thì kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt tiền 01 năm mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.\nCho nên trường hợp làm hư hỏng đồ, tài sản của người khác bị phạt hành chính 3,5 triệu đồng thì 01 năm sau khi đóng tiền phạt, không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính (không còn tiền sự).\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Phần tình hình chung về hoạt động quản lý chất thải y tế trong báo cáo của Sở Y tế về quản lý chất thải gồm những nội dung nào?
Cho tôi hỏi, theo quy định mới nhất Phần tình hình chung về hoạt động quản lý chất thải y tế trong báo cáo của Sở Y tế về quản lý chất thải gồm những nội dung nào?
Nội dung phần tình hình chung về hoạt động quản lý chất thải y tế trong báo cáo của Sở Y Tế Căn cứ vào Phần 3 Mẫu B Phụ lục 07 Ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BYT (Có hiệu lực từ 10/01/2022) quy định tình hình chung về hoạt động quản lý chất thải y tế trong báo cáo của Sở Y tế như sau:Tình hình chung về hoạt động quản lý chất thải y tế trong kỳ báo cáo: a) Thông tin về số lượng cơ sở y tế hiện có, số giường bệnh, số cơ sở y tế có đủ hồ sơ liên quan đến thủ tục môi trường, liên quan đến quản lý chất thải y tế: TT Loại hình cơ sở y tế Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn Tổng số giường bệnh (nếu có) I Cơ sở y tế công lập: 1 Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh     2 Trạm y tế cấp xã     3 Cơ sở khám, chữa bệnh khác     4 Cơ sở y tế dự phòng     5 Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược     II Cơ sở y tế ngoài công lập: 1 Bệnh viện     2 Cơ sở y tế tư nhân khác       Nhận xét, đánh giá: …………………………………………………………………………………….. b) Kết quả đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế: TT Loại hình cơ sở y tế Số cơ sở y tế được đào tạo, tập huấn Số cơ sở y tế thực hiện hoạt động truyền thông Số cơ sở y tế thực hiện hoạt động phổ biến pháp luật I Cơ sở y tế công lập: 1 Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh       2 Trạm y tế cấp xã       3 Cơ sở khám, chữa bệnh khác       4 Cơ sở y tế dự phòng       5 Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược       II Cơ sở y tế ngoài công lập: 1 Bệnh viện       2 Cơ sở y tế tư nhân khác       Tổng cộng       Nhận xét: ………………………………………………………………………………………………….. c) Kết quả hoạt động thanh, kiểm tra - Số lần tiến hành thanh tra, kiểm tra trong kỳ báo cáo:………………….. lần. - Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính: TT Loại hình cơ sở y tế Số cơ sở được thanh tra, kiểm tra Số cơ sở có tồn tại, vi phạm Kết quả khắc phục tồn tại, vi phạm Số cơ sở đã khắc phục Số cơ sở chưa khắc phục I Cơ sở y tế công lập:         1 Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh         2 Trạm y tế cấp xã         3 Cơ sở khám, chữa bệnh khác         4 Cơ sở y tế dự phòng         5 Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược         II Cơ sở y tế ngoài công lập:         1 Bệnh viện         2 Cơ sở khác         d) Kết quả quan trắc môi trường TT Loại hình cơ sở y tế Quan trắc nước thải Quan trắc khí thải Giám sát hiệu quả xử lý của thiết vị xử lý chất thải y tế     Tổng số cơ sở thực hiện Số cơ sở thực hiện đúng quy định Số cơ sở có kết quả quan trắc đạt quy chuẩn Tổng số cơ sở thực hiện Số cơ sở thực hiện đúng quy định Số cơ sở có kết quả quan trắc đạt quy chuẩn Tổng số cơ sở thực hiện Số cơ sở thực hiện đúng quy định Số cơ sở có kết quả giám sát đạt quy chuẩn I Cơ sở y tế công lập: 1 Bệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh                   2 Cơ sở khác (ghi rõ tên)                   II Cơ sở y tế ngoài công lập: 1 Bệnh viện                   2 Cơ sở khác (ghi rõ tên)                     Tổng cộng                   Nhận xét: Đề nghị nêu rõ các nội dung sau: - Nhận xét về việc chấp hành quy định về tần suất quan trắc, nội dung quan trắc, kết quả quan trắc; - Nêu cụ thể tên các đơn vị không thực hiện đủ các nội dung quan trắc theo quy định. Lý do? Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Phần tình hình chung về hoạt động quản lý chất thải y tế trong báo cáo của Sở Y tế về quản lý chất thải gồm những nội dung nào?", "role": "user" }, { "content": "Nội dung phần tình hình chung về hoạt động quản lý chất thải y tế trong báo cáo của Sở Y Tế\nCăn cứ vào Phần 3 Mẫu B Phụ lục 07 Ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BYT (Có hiệu lực từ 10/01/2022) quy định tình hình chung về hoạt động quản lý chất thải y tế trong báo cáo của Sở Y tế như sau:Tình hình chung về hoạt động quản lý chất thải y tế trong kỳ báo cáo:\na) Thông tin về số lượng cơ sở y tế hiện có, số giường bệnh, số cơ sở y tế có đủ hồ sơ liên quan đến thủ tục môi trường, liên quan đến quản lý chất thải y tế:\n\n\n\n\nTT\n\n\nLoại hình cơ sở y tế\n\n\nTổng số cơ sở y tế trên địa bàn\n\n\nTổng số giường bệnh (nếu có)\n\n\n\n\nI\n\n\nCơ sở y tế công lập:\n\n\n\n\n1\n\n\nBệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh\n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n2\n\n\nTrạm y tế cấp xã\n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n3\n\n\nCơ sở khám, chữa bệnh khác\n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n4\n\n\nCơ sở y tế dự phòng\n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n5\n\n\nCơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược\n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\nII\n\n\nCơ sở y tế ngoài công lập:\n\n\n\n\n1\n\n\nBệnh viện\n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n2\n\n\nCơ sở y tế tư nhân khác\n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n \nNhận xét, đánh giá: ……………………………………………………………………………………..\nb) Kết quả đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế:\n\n\n\n\nTT\n\n\nLoại hình cơ sở y tế\n\n\nSố cơ sở y tế được đào tạo, tập huấn\n\n\nSố cơ sở y tế thực hiện hoạt động truyền thông\n\n\nSố cơ sở y tế thực hiện hoạt động phổ biến pháp luật\n\n\n\n\nI\n\n\nCơ sở y tế công lập:\n\n\n\n\n1\n\n\nBệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n2\n\n\nTrạm y tế cấp xã\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n3\n\n\nCơ sở khám, chữa bệnh khác\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n4\n\n\nCơ sở y tế dự phòng\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n5\n\n\nCơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\nII\n\n\nCơ sở y tế ngoài công lập:\n\n\n\n\n1\n\n\nBệnh viện\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n2\n\n\nCơ sở y tế tư nhân khác\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\nTổng cộng\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\nNhận xét: …………………………………………………………………………………………………..\nc) Kết quả hoạt động thanh, kiểm tra\n- Số lần tiến hành thanh tra, kiểm tra trong kỳ báo cáo:………………….. lần.\n- Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính:\n\n\n\n\nTT\n\n\nLoại hình cơ sở y tế\n\n\nSố cơ sở được thanh tra, kiểm tra\n\n\nSố cơ sở có tồn tại, vi phạm\n\n\nKết quả khắc phục tồn tại, vi phạm\n\n\n\n\nSố cơ sở đã khắc phục\n\n\nSố cơ sở chưa khắc phục\n\n\n\n\nI\n\n\nCơ sở y tế công lập:\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n1\n\n\nBệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n2\n\n\nTrạm y tế cấp xã\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n3\n\n\nCơ sở khám, chữa bệnh khác\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n4\n\n\nCơ sở y tế dự phòng\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n5\n\n\nCơ sở đào tạo, nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\nII\n\n\nCơ sở y tế ngoài công lập:\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n1\n\n\nBệnh viện\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n2\n\n\nCơ sở khác\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\nd) Kết quả quan trắc môi trường\n\n\n\n\nTT\n\n\nLoại hình cơ sở y tế\n\n\nQuan trắc nước thải\n\n\nQuan trắc khí thải\n\n\nGiám sát hiệu quả xử lý của thiết vị xử lý chất thải y tế\n\n\n\n\n \n\n\n \n\n\nTổng số cơ sở thực hiện\n\n\nSố cơ sở thực hiện đúng quy định\n\n\nSố cơ sở có kết quả quan trắc đạt quy chuẩn\n\n\nTổng số cơ sở thực hiện\n\n\nSố cơ sở thực hiện đúng quy định\n\n\nSố cơ sở có kết quả quan trắc đạt quy chuẩn\n\n\nTổng số cơ sở thực hiện\n\n\nSố cơ sở thực hiện đúng quy định\n\n\nSố cơ sở có kết quả giám sát đạt quy chuẩn\n\n\n\n\nI\n\n\nCơ sở y tế công lập:\n\n\n\n\n1\n\n\nBệnh viện/Trung tâm y tế cấp huyện có chức năng khám, chữa bệnh\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n2\n\n\nCơ sở khác (ghi rõ tên)\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\nII\n\n\nCơ sở y tế ngoài công lập:\n\n\n\n\n1\n\n\nBệnh viện\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n2\n\n\nCơ sở khác (ghi rõ tên)\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\n \n\n\nTổng cộng\n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n \n\n\n\n\nNhận xét: Đề nghị nêu rõ các nội dung sau:\n- Nhận xét về việc chấp hành quy định về tần suất quan trắc, nội dung quan trắc, kết quả quan trắc;\n- Nêu cụ thể tên các đơn vị không thực hiện đủ các nội dung quan trắc theo quy định. Lý do?\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Hệ thống danh mục dùng chung được Tổng cục Thuế và Cục Quản lý đăng ký kinh doanh sử dụng
Hệ thống danh mục dùng chung được Tổng cục Thuế và Cục Quản lý đăng ký kinh doanh sử dụng bao gồm những danh mục nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Công hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi. Cụ thể như sau: Hệ thống danh mục dùng chung được Tổng cục Thuế và Cục Quản lý đăng ký kinh doanh bao sử dụng gồm những danh mục nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  (0915******)
Hệ thống danh mục dùng chung được Tổng cục Thuế và Cục Quản lý đăng ký kinh doanh sử dụng được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau: - Danh mục Quốc gia, Danh mục tỉnh/thành phố, Danh mục quận/huyện, Danh mục phường/xã, Danh mục kho bạc, Danh mục tiền tệ, Danh mục loại thuế, Danh mục chi tiết loại hình kinh tế, Danh mục cơ quan thuế (theo danh mục đang sử dụng trên Hệ thống thông tin đăng ký thuế); - Danh mục giao dịch: giao dịch dùng chung trong quá trình thực hiện trao đổi thông tin giữa 2 Hệ thống theo từng quy trình; quy định chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; - Danh mục kết quả trả về từ Hệ thống thông tin đăng ký thuế: quy định chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; - Danh mục kết quả trả về từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: quy định chi tiết tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; - Danh mục ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Trên đây là nội dung câu trả lời về hệ thống danh mục dùng chung được Tổng cục Thuế và Cục Quản lý đăng ký kinh doanh sử dụng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Hệ thống danh mục dùng chung được Tổng cục Thuế và Cục Quản lý đăng ký kinh doanh sử dụng", "role": "user" }, { "content": "Hệ thống danh mục dùng chung được Tổng cục Thuế và Cục Quản lý đăng ký kinh doanh sử dụng được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:\n- Danh mục Quốc gia, Danh mục tỉnh/thành phố, Danh mục quận/huyện, Danh mục phường/xã, Danh mục kho bạc, Danh mục tiền tệ, Danh mục loại thuế, Danh mục chi tiết loại hình kinh tế, Danh mục cơ quan thuế (theo danh mục đang sử dụng trên Hệ thống thông tin đăng ký thuế);\n- Danh mục giao dịch: giao dịch dùng chung trong quá trình thực hiện trao đổi thông tin giữa 2 Hệ thống theo từng quy trình; quy định chi tiết tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Danh mục kết quả trả về từ Hệ thống thông tin đăng ký thuế: quy định chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Danh mục kết quả trả về từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: quy định chi tiết tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Danh mục ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.\nTrên đây là nội dung câu trả lời về hệ thống danh mục dùng chung được Tổng cục Thuế và Cục Quản lý đăng ký kinh doanh sử dụng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Việc phòng chống bệnh Dại của tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo thực hiện thế nào?
Xin hỏi là công tác tổ chức thực hiện phòng chống bệnh Dại của tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo được quy định như thế nào?
1. Việc tổ chức thực hiện phòng chống Dại của tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo Căn cứ Mục 12 Chương IV Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về công tác tổ chức thực hiện phòng chống Dại của tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo như sau: Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh Dại, đánh dấu để nhận diện chó, mèo đã tiêm vắc xin, cấp sổ tiêm phòng và định kỳ hàng tháng báo cáo tổng hợp số liệu tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo đến cơ quan thú y địa phương; trong trường hợp khám và điều trị nếu phát hiện chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương để xử lý kịp thời. 2. Việc tổ chức thực hiện phòng chống Dại của tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo Căn cứ Mục 11 Chương IV Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về công tác tổ chức thực hiện phòng chống Dại của tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo như sau: Tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo thực hiện: + Đăng ký việc nuôi chó, mèo; + Nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình. Chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; + Tiêm vắc xin phòng Dại cho chó, mèo và phải thanh toán các khoản chi phí quản lý đàn chó, mèo, tiêm phòng theo quy định; theo dõi vật nuôi, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, phải nhốt con vật đó để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất. Không được vận chuyển hoặc bán động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; + Khi động vật được xác định mắc bệnh Dại, chủ nuôi phải chấp hành tiêu hủy con vật, thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải và các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh. Những con vật nghi mắc bệnh Dại phải nhốt để theo dõi trong 10 ngày, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch, vùng dịch; + Chủ nuôi có chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi Dại cắn, cào người khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó, mèo, sản phẩm chó, mèo phải chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu bệnh Dại theo quy định. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Việc phòng chống bệnh Dại của tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo thực hiện thế nào?", "role": "user" }, { "content": "1. Việc tổ chức thực hiện phòng chống Dại của tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo\nCăn cứ Mục 12 Chương IV Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về công tác tổ chức thực hiện phòng chống Dại của tổ chức, cá nhân hành nghề khám, chữa bệnh chó, mèo như sau:\nThực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh Dại, đánh dấu để nhận diện chó, mèo đã tiêm vắc xin, cấp sổ tiêm phòng và định kỳ hàng tháng báo cáo tổng hợp số liệu tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo đến cơ quan thú y địa phương; trong trường hợp khám và điều trị nếu phát hiện chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương để xử lý kịp thời.\n2. Việc tổ chức thực hiện phòng chống Dại của tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo\nCăn cứ Mục 11 Chương IV Chương trình quốc gia về Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030 (ban hành kèm theo Quyết định 2151/QĐ-TTg năm 2021) quy định về công tác tổ chức thực hiện phòng chống Dại của tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo như sau:\nTổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo thực hiện:\n+ Đăng ký việc nuôi chó, mèo;\n+ Nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình. Chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường;\n+ Tiêm vắc xin phòng Dại cho chó, mèo và phải thanh toán các khoản chi phí quản lý đàn chó, mèo, tiêm phòng theo quy định; theo dõi vật nuôi, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, phải nhốt con vật đó để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất. Không được vận chuyển hoặc bán động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại;\n+ Khi động vật được xác định mắc bệnh Dại, chủ nuôi phải chấp hành tiêu hủy con vật, thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải và các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh. Những con vật nghi mắc bệnh Dại phải nhốt để theo dõi trong 10 ngày, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch, vùng dịch;\n+ Chủ nuôi có chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi Dại cắn, cào người khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển, giết mổ chó, mèo, sản phẩm chó, mèo phải chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu bệnh Dại theo quy định.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Đối với trợ cấp hưu trí một lần khi tinh giản biên chế có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Luật sư cho tôi hỏi: Trường hợp được về hưu trước tuổi và hưởng trợ cấp một lần thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với trợ cấp đó hay không? Mong Luật sư hỗ trợ giúp.
Tại điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân như sau: - Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau: + ... + Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP có quy định về Chính sách về hưu trước tuổi, cụ thể như sau: - Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội; - Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương. Như vậy, các khoản được hưởng liên quan đến chế độ nghỉ hưu trước tuổi  sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế. Vì vậy không phải chịu thuế thu nhập cá nhân với các khoản trợ trợ cấp khi nghỉ hưu trước tuổi. Ban biên tập phản hồi.
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Đối với trợ cấp hưu trí một lần khi tinh giản biên chế có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?", "role": "user" }, { "content": "Tại điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân như sau:\n- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:\n+ ...\n+ Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.\nBên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP có quy định về Chính sách về hưu trước tuổi, cụ thể như sau:\n- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;\n- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.\nNhư vậy, các khoản được hưởng liên quan đến chế độ nghỉ hưu trước tuổi  sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế. Vì vậy không phải chịu thuế thu nhập cá nhân với các khoản trợ trợ cấp khi nghỉ hưu trước tuổi.\nBan biên tập phản hồi.", "role": "assistant" } ]
Có được gọi về cho gia đình khi đang bị tạm giữ hay không?
Em mình có gây rối trật tự công cộng và bị Công an tạm giữ. Cho hỏi khi bị tạm giữ thì em trai mình có được quyền gọi điện thoại về cho người thân hay không? Và có cách nào để nói chuyện với em mình không? Mong sớm được giải đáp.
Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giữ có các quyền như sau: - Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ; - Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân; - Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu; - Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự; - Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý; - Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự; - Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam; - Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật; - Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật; - Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam. Như vậy, khi bị tạm giữ thì người bị tạm giữ không có quyền gọi điện thoại về cho người thân. Tuy nhiên người bị tạm giữ có quyền được gặp thân nhân. Trong trường hợp của bạn, tuy không được gọi điện thoại cho người thân, nhưng em trai bạn có quyền được gặp người thân. Phía gia đình có thể đến đó để gặp. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Có được gọi về cho gia đình khi đang bị tạm giữ hay không?", "role": "user" }, { "content": "Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giữ có các quyền như sau:\n- Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;\n- Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;\n- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;\n- Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;\n- Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;\n- Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;\n- Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;\n- Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;\n- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;\n- Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.\nNhư vậy, khi bị tạm giữ thì người bị tạm giữ không có quyền gọi điện thoại về cho người thân. Tuy nhiên người bị tạm giữ có quyền được gặp thân nhân. Trong trường hợp của bạn, tuy không được gọi điện thoại cho người thân, nhưng em trai bạn có quyền được gặp người thân. Phía gia đình có thể đến đó để gặp.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Gái mại dâm lây truyền HIV cho người khác bị xử lý như thế nào?
Chào ban biên tập, tôi có một vấn đề thắc mắc muốn hỏi ban biên tập mong ban biên tập tư vấn giúp, trong thời gian đi công tác xa nhà tôi có quen và nãy sinh tình cảm với một cô gái "làng chơi", trong thời gian này tôi và cô ta quan hệ tình dục khá nhiều lần, vừa rồi tôi đi xét nghiệm thì biết mình bị HIV, tôi muốn hỏi tôi có thể tố cáo cho cô ta đi tù không?
Căn cứ Điều 23 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 10/2003/PL-UBTVQH1 có quy định về việc Xử lý đối với người bán dâm theo đó: 1. Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người bán dâm là người nước ngoài thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất. 2. Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặt khác căn cứ Điều 148 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về Tội lây truyền HIV cho người khác cụ thể như sau: 1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. ... Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này nếu cô gái kia biết rõ mình bị nhiễm hiv mà vẫn cố tình quan hệ tình dục với anh để anh bị lây nhiễm hiv thì anh có thể tố cáo với cơ quan chức năng để truy cứu trách nhiệm hình sự cô gái này. Mặt khác nếu cô gái này không hề biết mình đã bị hiv thì không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hành vi trên. Anh có thể liên hệ cơ quan chức cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu họ xác minh vấn đề trên. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Gái mại dâm lây truyền HIV cho người khác bị xử lý như thế nào?", "role": "user" }, { "content": "Căn cứ Điều 23 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 10/2003/PL-UBTVQH1 có quy định về việc Xử lý đối với người bán dâm theo đó:\n1. Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người bán dâm là người nước ngoài thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất.\n2. Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.\nMặt khác căn cứ Điều 148 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về Tội lây truyền HIV cho người khác cụ thể như sau:\n1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.\n...\nNhư vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này nếu cô gái kia biết rõ mình bị nhiễm hiv mà vẫn cố tình quan hệ tình dục với anh để anh bị lây nhiễm hiv thì anh có thể tố cáo với cơ quan chức năng để truy cứu trách nhiệm hình sự cô gái này. Mặt khác nếu cô gái này không hề biết mình đã bị hiv thì không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hành vi trên. Anh có thể liên hệ cơ quan chức cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu họ xác minh vấn đề trên.\nTrên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Sử dụng điện thoại khi chạy xe máy bị phạt thế nào?
Em sử dụng điện thoại khi chạy xe máy bị công an giao thông phạt 800.000 đồng và tước bằng lái có đúng không vậy ạ? Nhờ tư vấn giúp.
Căn cứ Điểm h Khoản 4, Điểm b, Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Ngoài ra, nếu vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Tại Khoản 4 Điều 23 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định:  Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó... Như vậy, với hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe máy thì bị phạt 800.000 đồng và bị tước bằng lái xe. Trên đây là nội dung hỗ trợ. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Sử dụng điện thoại khi chạy xe máy bị phạt thế nào?", "role": "user" }, { "content": "Căn cứ Điểm h Khoản 4, Điểm b, Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:\nPhạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Ngoài ra, nếu vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.\nTại Khoản 4 Điều 23 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định: \nMức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó...\nNhư vậy, với hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe máy thì bị phạt 800.000 đồng và bị tước bằng lái xe.\nTrên đây là nội dung hỗ trợ.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Có được tiếp tục sử dụng bảo hiểm còn thời hạn khi mua xe ô tô cũ không?
Mua xe ô tô cũ còn thời hạn bảo hiểm thì có được tiếp tục sử dụng không? Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại trong các trường hợp nào? Chào anh chị Luật sư, tôi ở Hồ Chí Minh, vừa qua có mua xe ô tô cũ của một người bạn ở tỉnh Đồng Nai. Khi mua thì thời hạn của bảo hiểm trách nhiệm dân sự với xe ô tô vẫn còn hạn thì tôi có thắc mắc là thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe thì tôi có phải đi mua bảo hiểm khác không? Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.
1. Mua xe ô tô cũ còn thời hạn bảo hiểm thì có được tiếp tục sử dụng không?  Tại Điều 9 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định thời hạn và hiệu lực bảo hiểm, theo đó:  1. Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cụ thể: a) Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm. b) Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm. c) Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm: Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật; xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an. d) Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm Bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này. 2. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. 3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới. Theo đó, khi bạn thực hiện việc mua xe ô tô khác tỉnh mà giấy chứng nhận bảo hiểm của chủ xe cũ vẫn còn thời hạn thì bạn không cần phải mua bảo hiểm khác mà vẫn có thể được tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận bảo hiểm này đến hết thời hạn. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại trong các trường hợp nào? Theo Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, cụ thể như sau:  Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau: 1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại. 2. Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. 3. Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản Lý Giấy phép lái xe) hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe. 4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại. 5. Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật. 6. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn. 7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. 8. Chiến tranh, khủng bố, động đất. Như vậy, khi xe của bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì phía doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp này. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Có được tiếp tục sử dụng bảo hiểm còn thời hạn khi mua xe ô tô cũ không?", "role": "user" }, { "content": "1. Mua xe ô tô cũ còn thời hạn bảo hiểm thì có được tiếp tục sử dụng không? \nTại Điều 9 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định thời hạn và hiệu lực bảo hiểm, theo đó: \n\n1. Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cụ thể:\na) Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.\nb) Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.\nc) Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm: Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật; xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.\nd) Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm Bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.\n2. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.\n3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.\n\nTheo đó, khi bạn thực hiện việc mua xe ô tô khác tỉnh mà giấy chứng nhận bảo hiểm của chủ xe cũ vẫn còn thời hạn thì bạn không cần phải mua bảo hiểm khác mà vẫn có thể được tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận bảo hiểm này đến hết thời hạn.\n2. Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại trong các trường hợp nào?\nTheo Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, cụ thể như sau: \n\nDoanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:\n1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.\n2. Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.\n3. Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản Lý Giấy phép lái xe) hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.\n4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.\n5. Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.\n6. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.\n7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.\n8. Chiến tranh, khủng bố, động đất.\n\nNhư vậy, khi xe của bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì phía doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp này.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Từ ngày 01/01/2019, quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao được quy định như thế nào?
Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Từ ngày 01/01/2019, quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao được quy định như thế nào? Có văn bản nào nói về vấn đề này hay không? Xin cảm ơn!
Từ ngày 01/01/2019, quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao được quy định tại Khoản 8 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 với nội dung như sau: - Giảng dạy môn học giáo dục thể chất theo đúng chương trình. - Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao. - Tôn trọng, đối xử công bằng và thực hiện các quy định bảo đảm an toàn cho người học. - Được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ. Trên đây là nội dung trả lời về quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao từ ngày 01/01/2019. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Từ ngày 01/01/2019, quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao được quy định như thế nào?", "role": "user" }, { "content": "Từ ngày 01/01/2019, quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao được quy định tại Khoản 8 Điều 1 Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018 với nội dung như sau:\n- Giảng dạy môn học giáo dục thể chất theo đúng chương trình.\n- Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao.\n- Tôn trọng, đối xử công bằng và thực hiện các quy định bảo đảm an toàn cho người học.\n- Được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ.\nTrên đây là nội dung trả lời về quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao từ ngày 01/01/2019. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Thể dục, thể thao sửa đổi 2018.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Công chứng viên có được công chứng di chúc của cha mẹ không?
Xin hỏi: Công chứng viên có được công chứng di chúc của cha mẹ mình không? Có thể thưc hiện thủ tục công chứng di chúc tại nhà hay không? Tôi cảm ơn.
Công chứng viên có được công chứng di chúc của cha mẹ không?Căn cứ theo Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được công chứng, chứng thực di chúc như sau:Người không được công chứng, chứng thực di chúcCông chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.Như vậy, trường hợp công chứng viên là người thừa kế theo di chúc của cha mẹ thì không được công chứng di chúc đó.Công chứng viên có được công chứng di chúc của cha mẹ không? (Hình từ Internet)Công chứng di chúc tại nhà có được không?Căn cứ theo Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:Địa điểm công chứng1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.Theo đó, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng tại nhà khi thuộc các trường hợp sau đây:- Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;- Người yêu cầu công chứng là người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;- Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.Việc chứng thực di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực....Như vậy, người yêu cầu chứng thực di chúc cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ dưới đây:- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu công chứng;- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó, ngoại trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.Lưu ý: Các bản sao giấy tờ trên phải được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.Người lập di chúc có thể nhờ tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc không?Căn cứ theo Điều 60 Luật Công chứng 2014 quy định về nhận lưu giữ di chúc như sau:Nhận lưu giữ di chúc1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.Như vậy, người lập di chúc có thể nhờ tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc.Đồng thời khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Công chứng viên có được công chứng di chúc của cha mẹ không?", "role": "user" }, { "content": "Công chứng viên có được công chứng di chúc của cha mẹ không?Căn cứ theo Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được công chứng, chứng thực di chúc như sau:Người không được công chứng, chứng thực di chúcCông chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.Như vậy, trường hợp công chứng viên là người thừa kế theo di chúc của cha mẹ thì không được công chứng di chúc đó.Công chứng viên có được công chứng di chúc của cha mẹ không? (Hình từ Internet)Công chứng di chúc tại nhà có được không?Căn cứ theo Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định về địa điểm công chứng như sau:Địa điểm công chứng1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.Theo đó, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng tại nhà khi thuộc các trường hợp sau đây:- Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;- Người yêu cầu công chứng là người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;- Người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.Việc chứng thực di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực....Như vậy, người yêu cầu chứng thực di chúc cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ dưới đây:- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu công chứng;- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó, ngoại trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.Lưu ý: Các bản sao giấy tờ trên phải được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.Người lập di chúc có thể nhờ tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc không?Căn cứ theo Điều 60 Luật Công chứng 2014 quy định về nhận lưu giữ di chúc như sau:Nhận lưu giữ di chúc1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.Như vậy, người lập di chúc có thể nhờ tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc.Đồng thời khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.Trân trọng!", "role": "assistant" } ]
Ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới áp dụng từ ngày 15/02/2024?
Cho tôi hỏi: Thông tư 44/2023/TT-BGTVT có hướng dẫn như thế nào về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới?- Câu hỏi của ánh Khanh (Hà Nội).
Ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới áp dụng từ ngày 15/02/2024?Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 44/2023/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP và Nghị định 30/2023/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.Theo đó, Thông tư 44/2023/TT-BGTVT sẽ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.Tuy nhiên Thông tư 44/2023/TT-BGTVT không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện kiểm định xe cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm có những gì?Tại Điều 4 Thông tư 44/2023/TT-BGTVT có quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới như sau:Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới quy định tại Điều 8 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP), trong đó Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm có:- Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu quy định;- Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị kèm theo các hồ sơ sau:+ Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị đăng kiểm;+ Quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách bộ phận kiểm định;+ Bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định, quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ và các văn bằng, chứng chỉ được chứng thực của từng cá nhân;- Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;- Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí dây chuyền và thiết bị kiểm tra;- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền của địa phương (bản sao có chứng thực hoặc bản chính để đối chiếu).Ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới áp dụng từ ngày 15/02/2024? (Hình từ Internet)Nội dung kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm có những nội dung gì?Tại Điều 5 Thông tư 44/2023/TT-BGTVT có quy định nội dung kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm:- Kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm: đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới và ghi vào biên bản theo mẫu quy định;- Kiểm tra, đánh giá thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra: tình trạng hoạt động của thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra; việc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Đo lường 2011 và ghi vào biên bản theo mẫu quy định;- Kiểm tra, đánh giá cơ cấu tổ chức, nhân lực: tài liệu thể hiện cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm gồm: sơ đồ tổ chức, quyết định thành lập các bộ phận do Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hoặc Lãnh đạo tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm hoặc do cơ quan quản lý đơn vị đăng kiểm ban hành theo thẩm quyền.Đối chiếu thông tin của Lãnh đạo đơn vị, phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ trong Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị đăng kiểm so với hồ sơ lưu tại đơn vị. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 1 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định;- Kiểm tra việc xây dựng, ban hành quy trình nội bộ của đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 44/2023/TT-BGTVT.Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 2 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định;- Kiểm tra, đánh giá hoạt động của dây chuyền kiểm định:+ Sử dụng phương tiện phù hợp với từng loại dây chuyền để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự hoạt động của dây chuyền kiểm định;+ Việc sử dụng các phần mềm phục vụ hoạt động kiểm định xe cơ giới;+ Việc kết nối dữ liệu giữa phần mềm quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị kiểm tra;+ Hoạt động của hệ thống giám sát quá trình kiểm định.Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 2 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định;- Kiểm tra việc mở các Sổ theo dõi, quản lý theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; theo dõi, quản lý các loại ấn chỉ do Cục Đăng kiểm Việt Nam phát hành cấp cho các đơn vị đăng kiểm.Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 1 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định.Lưu ý: Thông tư 44/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới áp dụng từ ngày 15/02/2024?", "role": "user" }, { "content": "Ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới áp dụng từ ngày 15/02/2024?Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 44/2023/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP và Nghị định 30/2023/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.Theo đó, Thông tư 44/2023/TT-BGTVT sẽ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.Tuy nhiên Thông tư 44/2023/TT-BGTVT không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện kiểm định xe cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm có những gì?Tại Điều 4 Thông tư 44/2023/TT-BGTVT có quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới như sau:Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới quy định tại Điều 8 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP), trong đó Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm có:- Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu quy định;- Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị kèm theo các hồ sơ sau:+ Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị đăng kiểm;+ Quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách bộ phận kiểm định;+ Bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định, quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ và các văn bằng, chứng chỉ được chứng thực của từng cá nhân;- Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;- Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí dây chuyền và thiết bị kiểm tra;- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền của địa phương (bản sao có chứng thực hoặc bản chính để đối chiếu).Ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới áp dụng từ ngày 15/02/2024? (Hình từ Internet)Nội dung kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm có những nội dung gì?Tại Điều 5 Thông tư 44/2023/TT-BGTVT có quy định nội dung kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm:- Kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm: đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới và ghi vào biên bản theo mẫu quy định;- Kiểm tra, đánh giá thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra: tình trạng hoạt động của thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra; việc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Đo lường 2011 và ghi vào biên bản theo mẫu quy định;- Kiểm tra, đánh giá cơ cấu tổ chức, nhân lực: tài liệu thể hiện cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm gồm: sơ đồ tổ chức, quyết định thành lập các bộ phận do Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hoặc Lãnh đạo tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm hoặc do cơ quan quản lý đơn vị đăng kiểm ban hành theo thẩm quyền.Đối chiếu thông tin của Lãnh đạo đơn vị, phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ trong Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị đăng kiểm so với hồ sơ lưu tại đơn vị. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 1 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định;- Kiểm tra việc xây dựng, ban hành quy trình nội bộ của đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 44/2023/TT-BGTVT.Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 2 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định;- Kiểm tra, đánh giá hoạt động của dây chuyền kiểm định:+ Sử dụng phương tiện phù hợp với từng loại dây chuyền để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự hoạt động của dây chuyền kiểm định;+ Việc sử dụng các phần mềm phục vụ hoạt động kiểm định xe cơ giới;+ Việc kết nối dữ liệu giữa phần mềm quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị kiểm tra;+ Hoạt động của hệ thống giám sát quá trình kiểm định.Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 2 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định;- Kiểm tra việc mở các Sổ theo dõi, quản lý theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; theo dõi, quản lý các loại ấn chỉ do Cục Đăng kiểm Việt Nam phát hành cấp cho các đơn vị đăng kiểm.Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 1 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định.Lưu ý: Thông tư 44/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.Trân trọng!", "role": "assistant" } ]
Khi lập kế hoạch lựa chọn đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không cần dựa trên căn cứ nào?
Cho tôi hỏi, theo quy định mới nhất khi lập kế hoạch lựa chọn đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không cần dựa trên căn cứ nào?
Theo Điều 11 Thông tư 23/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 25/12/2021) quy định lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư như sau: - Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư: + Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt danh mục dự án; + Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi. - Trên cơ sở các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Hàng không Việt Nam lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt. - Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: + Văn bản trình duyệt, trong đó nêu tóm tắt về quá trình thực hiện và các nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 12 Thông tư này; + Bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; + Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này. Như vậy căn cứ lập kế hoạch lựa chọn đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không đó là: + Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt danh mục dự án; + Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Khi lập kế hoạch lựa chọn đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không cần dựa trên căn cứ nào?", "role": "user" }, { "content": "Theo Điều 11 Thông tư 23/2021/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 25/12/2021) quy định lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư như sau:\n- Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư:\n+ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt danh mục dự án;\n+ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi.\n- Trên cơ sở các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Hàng không Việt Nam lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt.\n- Hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:\n+ Văn bản trình duyệt, trong đó nêu tóm tắt về quá trình thực hiện và các nội dung kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;\n+ Bảng theo dõi tiến độ các hoạt động trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;\n+ Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.\nNhư vậy căn cứ lập kế hoạch lựa chọn đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không đó là:\n+ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt danh mục dự án;\n+ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Công ty hợp danh thì có được phát hành cổ phiếu hay không?
Xin hỏi, theo quy định hiện hành thì công ty hợp danh có được phát hành cổ phiếu hay không? Và một công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ khi nào?
Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: - Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Như vậy, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty sẽ có tư cách pháp nhân và công ty không được phát hành cổ phiếu theo quy định nêu trên. Trân trọng!
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Công ty hợp danh thì có được phát hành cổ phiếu hay không?", "role": "user" }, { "content": "Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:\n- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.\n- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.\nNhư vậy, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty sẽ có tư cách pháp nhân và công ty không được phát hành cổ phiếu theo quy định nêu trên.\nTrân trọng!", "role": "assistant" } ]
Xin giải đáp vể chế độ trả trợ cấp thôi việc
Vợ tôi từng là giáo viên mầm non tại một trường công lập (trường Mầm non Đồng Tâm - phường Đồng Tâm) thuộc quận Hai Bà Trưng - Hà nội. Năm 2007 đã trúng tuyển thi viên chức. Vợ tôi đóng bảo hiểm từ tháng 1/2003 đến hết tháng 2/2009. Tháng 3/2009 vợ tôi xin thôi việc và được chấp nhận. Nhưng từ khi thôi việc đến nay vợ tôi không được hưởng bất ký khoản trợ cấp thôi việc nào. Khi đến trường cũ, Phòng giáo dục quận và Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng hỏi thì được trả lời không có (không bằng văn bản) . Qua nhiều lần đấu tranh mãi tới tháng 2/2010 vợ tôi mới nhận được sổ bảo hiểm (hiện vợ tôi đã chuyển cơ quan khác ngoài ngành giáo dục) . Theo Nghị định 54/2005 ngày 19/4/2005 của Chính phủ về trợ cấp thôi việc....thì vợ tôi được hưởng chế độ này nhưng các cơ quan chức năng lại trả lời không (tuy chưa bằng văn bản). Vậy tôi xin hỏi: vợ tôi có thuộc diện được nhận trợ cấp thôi việc không? mức cụ thể được nhận là bao nhiêu ? văn bản áp dụng là văn bản nào ? Tôi xin chân thành cám ơn tư vấn của Luật sư! Ngô Vĩnh Ngân Tùng
Chào Anh. Trường hợp vợ anh có giao kết hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động thì theo thời gian làm việc nêu trên, khi chấm dứt HĐLĐ, THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THÌ VỢ ANH ĐƯỢC GIẢI QUYẾT Các CHẾ ĐỘ NHƯ SAU: 1/- Trợ cấp thôi việc: Cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp 1/2 tháng lưong và phụ cấp (nếu có). Thời gian giải quyết trợ cấp thôi việc tính từ ngày bắt đầu làm việc đến hết ngày 31/12/2008. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp là tiền lương bình quân 6 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ. 2/- Được chốt sổ BHXH để xác định số năm tham gia BHXH và trả sổ cho NLĐ. 3/- Được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép theo chế độ. Vợ anh có quyền làm đơn gởi đến đơn vị nhà trường để yêu cầu giải quyết theo chế độ. Nếu không được xem xét giải quyết thỏa đáng, vợ anh có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết mà không cần thông qua hòa giải theo quy định. Thân chào.
[ { "content": "Bạn là một trợ lí AI hữu ích. Hãy trả lời người dùng một cách chính xác.", "role": "system" }, { "content": "Xin giải đáp vể chế độ trả trợ cấp thôi việc", "role": "user" }, { "content": "Chào Anh.\n\r\nTrường hợp vợ anh có giao kết hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động thì theo thời gian làm việc nêu trên, khi chấm dứt HĐLĐ, THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT THÌ VỢ ANH ĐƯỢC GIẢI QUYẾT Các CHẾ ĐỘ NHƯ SAU:\n\r\n1/- Trợ cấp thôi việc: Cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp 1/2 tháng lưong và phụ cấp (nếu có). Thời gian giải quyết trợ cấp thôi việc tính từ ngày bắt đầu làm việc đến hết ngày 31/12/2008. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp là tiền lương bình quân 6 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ.\r\n2/- Được chốt sổ BHXH để xác định số năm tham gia BHXH và trả sổ cho NLĐ.\r\n3/- Được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép theo chế độ.\r\nVợ anh có quyền làm đơn gởi đến đơn vị nhà trường để yêu cầu giải quyết theo chế độ. Nếu không được xem xét giải quyết thỏa đáng, vợ anh có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết mà không cần thông qua hòa giải theo quy định.\n\r\nThân chào.", "role": "assistant" } ]
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
0
Edit dataset card